Khi chọn mua kem chống nắng người dùng thường nhìn thấy các chỉ số SPF, PA. Vậy chỉ số SPF là gì và những thông số trên kem chống nắng biểu hiện cho điều gì. Mỹ phẩm Hàn Quốc YN Miraheal sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa các thông số trên kem chống nắng và cách chọn kem chống nắng có chỉ số thích hợp.
Tác hại của tia UV có trong ánh mặt trời
Tia UV – Ultraviolet được hiểu là tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời. Tia UV với khả năng bức xạ cao khi chiếu xuống bề mặt trái đất thường chỉ có tác động nhẹ. Nhưng nếu da phơi nắng lâu ngày sẽ khiến da hấp thu tia UV nhiều hơn, gây những tổn hại nguy hiểm như ung thư da. Tia UV trong ánh nắng mặt trời được phân thành 3 loại chính yếu:
- Tia UVA (Ultraviolet A) là tia cực tím bước sóng A. Bước sóng này thường dài và “cứng đầu” hơn so với tia UVB. Vì thế, chúng có khả năng xâm nhập sâu hơn vào da, gây nên các tình trạng nhăn nheo, đen sạm, nám da.
- Tia UVB (Ultraviolet B) là tia cực tím bước sóng B. Bước sóng UVB ngắn hơn so với UVA, chiếm 1-5% lượng tia cực tím. UVB chính là tác nhân khiến da bạn có cảm giác bị bỏng rát, cháy đỏ… thời gian dài sẽ hình thành nên các tế bào ung thư sắc tố da.
- Tia UVC: tia UVC đã được giữ lại ở tầng ozone nên không gây ra quá nhiều lo lắng.
Chỉ số SPF là gì?
- 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.
- SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong vòng 150 phút
- SPF 50 là 500 phút.
- SPF 100 là 1000 phút.

Chọn chỉ số SPF bao nhiêu là tốt nhất?
- Kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF cao tập trung vào việc chống UVB+ hơn là UVA
- Chỉ số SPF trên 60 cũng không cao hơn loại SPF 50 là bao.
- Dù là SPF 100 cũng chỉ chống lại được 98% tia UVB.
- Khi độ SPF càng lớn, thì khi thoa kem sẽ lưu trên da càng lâu, dễ gây bít lỗ chân lông. Da nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa.
Chỉ số PA là gì?
PA (Protection Grade of UVA) là kí hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng. Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da. Thông thường:
- Khoảng 4 – 8 giờ (PA++)
- 8 – 12h (PA+++)
- 16 giờ đồng hồ (PA++++).
Trên bao bì của kem chống nắng, chỉ số PA còn được thể hiện kèm theo các dấu “+”. Theo đó, ngành mỹ phẩm Nhật Bản chia PA thành các mức độ:
- PA+: có khả năng chống tia UVA, ở mức 40 – 50%
- PA++: chống UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%
- PA+++: chống tia UVA tốt, lên đến 90%
- PA++++: chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%
Chỉ số PA bao nhiêu là tốt nhất? Bạn chỉ nên lựa chọn chỉ số PA+++ để đảm bảo làn da không bị kích ứng. Bên cạnh đó, dù sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF, PA cao mấy thì bạn cũng nên dùng các phụ kiện chống nắng đi kèm.
Chỉ số PPD là gì?
Nếu như ảnh hưởng của tia UVB được đo lường bởi mức độ bỏng nắng, người ta dựa vào tác hại làm rám, sạm da để đo lường ảnh hưởng của tia UVA. Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng. Tức là chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố (pigment darkening) của kem chống nắng.
PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật Bản, song lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu.
Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF.
Ý nghĩa các thuật ngữ thường gặp trên kem chống nắng
Ngoài các chỉ số SPF, PA, PPD chống nắng, bạn sẽ thường gặp nhiều cụm từ trên kem chống nắng. Những cụm từ này phản ánh cơ chế của kem chống nắng đó. Cụ thể như sau:
- Sunblock: Kem chống nắng vật lý
- Sunscreen, suncream: Kem chống nắng hóa học
- Broad- Spectrum: Kem chống nắng phổ rộng, chống lại tác hại của cả 2 tia UVA, UVB
- oil-free/ oil-control: Kem chống nắng cho da dầu
- non-comedogenic: Kem chống nắng không gây mụn
Xem thêm: Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả nhất phòng ngừa da cháy nắng
Địa chỉ: số 5A Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Fanpage: www.facebook.com/ynmirahealvn/
Hotline: 0868.28.99.33
Tags: kem chống nắng